Quân chủ Nga Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov

  • Khov ơi, mình nhớ mình từng nghe 1 số tiền bối kể rằng tính người Nga sống rất vô chính phủ, nên nếu không cai trị độc đoán thì nhà nước ấy sẽ hỗn loạn. Nếu vậy thì theo Khov việc Ivan IV thành lập Oprichnina và các hoạt động của đội quân này có phải là 1 thành công hay không? và tại thời điểm đó có giải pháp nào để Ivan "nhẹ tay" hơn với các boyars chống đối hay không (vừa đánh, vừa mua chuộc chẳng hạn)? Mình thấy các nhận xét đội quân này khá là mâu thuẫn.
  • Hình như chế độ quân chủ ở Nga, Trung Âu mang bản sắc của quân chủ chuyên chế hơn là phương Đông. Ở Trung, Đông Âu các vua giỏi như Ivan Iv, Pyotr I, Friedrich II,... thường đứng ra quán xuyến, điều khiển hết mọi việc, còn ở phương Đông các thời thịnh trị thường ghi dấu ấn của 1 ông vua mạnh cùng nhiều bề tôi giỏi vây quanh. Cho nên có người nhận xét rằng nước Phổ suy vong sau Friedrich II và thua trận sau Bismack vì hai người này không chiêu mộ, trọng dụng nhân tài có thể thay thế mình.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:17, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)

  • Mình không biết ngày xưa nhà nước Nga với những Ivan IV, Pyotr I... họ phục vụ cho cái gì, nhưng nình cảm thấy rằng, ít nhất là trước thời Khai sáng, hình như các nhà nước Nga và châu Âu đều phục vụ quyền lợi của nhà vua, của quý tộc và của giáo hội hơn là lợi ích của quốc dân. Nhất là với châu Âu, mình thấy trước thế kỷ 19 patriotism, nationalism là cái gì đó rất xa lạ --> Bởi vậy nên khi Khov nói Ivan IV làm lợi cho quốc dân vậy mình cảm thấy hơi ngạc nhiên.
  • Ngay cả nhà nước Đức của Bismarck thế kỷ 19 vẫn còn là nhà nước phục vụ vua và quý tộc; người ta nói Bismarck có phần sai lầm vì ông ta đặt quá nhiều quyền hạn vào tay vua (mà cuối cùng chính ông cũng chết). Chính vì Bismarck "chiều" theo vua và quý tộc nên cải cách xã hội không triệt để (có chế độ phúc lợi xã hội nhưng không cải thiện giờ lao động, điều kiện lao động); cải cách của Nga năm 1861 cũng tương tự.
  • Còn nhà nước quân chủ phương Đông, việc họ làm tới đâu thì không rõ, nhưng hình như tinh thần Nho giáo đã khiến họ có cái nhìn toàn cục hơn về đất nước họ cai trị với những định hướng/danh nghĩa/chiêu bài như "vua là cha mẹ dân", "quan phụ mẫu", vua quan phải "chăn dân"... Và có lẽ cái Enlightened Absolutism đến với phương Đông sớm hơn châu Âu, Nga?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:16, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)

Thì đúng là vậy rồi :)))) song mình vẫn có cảm giác các nhà nước Khổng giáo của phương Đông (không nói đến những hình thức thối nát của nó, như thời Lý Cao Tông, Trần Dụ Tông...) có nhiều sinh hoạt "gần dân", "chăn dân" hơn là nhà nước phong kiến của châu Âu đương thời. Mình đã nhiều lần tìm thấy các phiên bản của câu "trung với nước, hiếu với dân" trong thời trung đại phương Đông, nhưng châu Âu thì chưa thấy. Mà nó cũng đúng với 1 thực tế là trước cách mạng công nghiệp và thời Khai sáng, văn minh của phương Đông và Tây Á mạnh hơn châu Âu, Nga trung cổ. Và không phải lúc nào các lãnh chúa cát cứ châu Âu cũng đoàn kết nhau chống ngoại bang, điển hình là vụ Bourgogne là người Pháp như theo Anh đánh Pháp trong chiến tranh 100 năm.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:16, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)

Trong việc giải quyết tình trạng cát cứ này, mình thấy Đức là nước giải quyết kém nhất, vì đa phần châu Âu và Nga đã thống nhất từ 1400-1500 rồi, còn Đức năm 1871 mới chấm dứt được phần nào phong kiến phân quyền và các di sản của nó. Chưa kể đế quốc Đức 1871-1918 vẫn là 1 liên bang lỏng lẻo, các bang có vua riêng, quân đội riêng, giống như nhà Chu vậy.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:08, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)

Tình huống này khá giống việc nhà Chu suy yếu, chư hầu xưng bá khắp nơi để rồi cuối cùng Tần thống nhất Trung Hoa. Nhưng quả là Bismarck không thành công bằng Tần Thủy Hoàng ở chỗ là không thu phục được Áo quốc.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:24, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)Quả thật, quyết định của Bismarck năm 1866 là không truy kích sâu vào Áo, chấm dứt chiến tranh, được xem là rất hợp lý, hợp tình, giúp nước Phổ tránh khỏi sức ép từ Nga, Pháp. Nếu lúc đó mà Phổ đánh chiếm triệt để Áo thì e là kịch bản kiểu chiến tranh Bảy năm sẽ lặp lại rồi. Tiếc là người Đức trong thời đại 1871-1918 lại không hiểu được giá trị của hòa bình, cái mà Bismarck rất quan tâm và rất dày công để giữ vững. Họ ko hiểu được rằng mấu chốt của chiến thắng chính là nhờ kế sách ngoại giao xuất sắc của Bismarck làm nước Đức không bao h phải đánh 1 lúc với từ 2 cường quốc trở lên. Thành ra cuối cùng họ lại đi theo con đường quân phiệt mù quáng và tiêu vong.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:37, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)

Áo là đế quốc già mà Khov? vả lại sao các nước khởi đầu cách mạng công nghiệp là Anh, Pháp bị tụt hậu nhanh nhỉ?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:46, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Sholokhov http://www.angelfire.com/art/enchanter/RDF-LT.jpg http://www.army-guide.com/eng/product4413.html http://aviationweek.com/awin/f135-fan-blows-during... http://3.bp.blogspot.com/-v6MDReOwTGg/UAXrRb2Is8I/... http://www.dorkly.com/post/70267/the-truth-about-y... http://www.foreignaffairs.com/articles/37309/john-... http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/04/26/t... http://www.itispisa.com/wp-content/gallery/idrovol... http://military-informant.com/images/news/14uTnJsL... http://www.nickbostrom.com/revolutions.pdf